Nguyên lý hoạt động của
bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng
dây điện trở công suất lớn (1500W; 2500W có thể đến 6000W ). Mặc dù bình nóng
lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giật cho
người sử dụng của 2 thiết bị này là như nhau. Hiện tượng rò điện của bình nóng
lạnh vẫn có thể xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài.
Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn hoặc bong
tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Về mặt khoa
học, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò
điện. Và trên thực tế, đã có người chết vì thiết bị này.
Rất nhiều người cho
rằng, vì chiếc BNL đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt
24/24 giờ, kể cả trong lúc đang sử dụng, mà không biết, đó là nguyên nhân khiến
dây mayso cũng như một số bộ phận - nhất là bộ phận cách điện khác - bị hỏng do
hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của các gia đình khá
nhiều tiền điện và là thói quen nguy hiểm cần loại bỏ khi sử dụng bình
nước nóng lạnh.
Hiện nay, để giải quyết
vấn đề này, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rơle kép gồm hai
rơle: Rơle nhiệt số 1 là loại rơle mao dẫn (bên trong có nạp khí dãn nở cảm biến nhạy với nhiệt độ) đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động on/off
nguồn điện theo chế độ đặt trước có thể điều chỉnh , đảm bảo đủ nước nóng
cho sử dụng và tiết kiệm điện. Rơle an toàn số 2 sẽ tự động ngắt điện khi rơle
nhiệt bị hỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép. (Bình nóng lạnh loại 50l của
hãng Ariston-Italia đã sử dụng phương pháp này từ rất lâu kể cả các sản phẩm
suất sang thị trường Việt Nam những năm 1995-2000)
Ngoài nguyên nhân từ
phía vật liệu cách điện của dây mayso, hiện tượng rò điện còn xảy ra do sự
"quá già nua" của một số bộ phận khác, trong đó có chiếc gioăng cao
su cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện. Sự lão hoá của bộ
phận này tạo ra những chỗ nứt trên vật liệu cao su gây hiện tượng thấm nước, từ
đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng có thể bị hỏng và không
còn giữ được chức năng làn kín dẫn đến hiện tượng rò nước. Khi đó nước làm
ướt các rơ le nhiệt vô hiệu hóa chức năng bảo vệ . Một nguyên nhân khác
hư hỏng van một chiều dẫn đến trong bình không chứa nước,
nhưng dây may so vẫn hoạt động v.v…. Cho nên công việc kiểm tra bảo dưỡng định
kỳ các thiết bị điện nói chung và BNL nói riêng là việc làm cần thiết của mọi
gia đình khi sử dụng bình nóng lạnh,điều đó giúp chúng ta loại trừ hoàn toàn
các nguy cơ dẫn đến các tai nạn về điện.
Một điều cuối cùng giúp
chúng ta tiết kiệm chi phí tiền điện khi sử dụng BNL là không nên sử dụng BNL
vào giờ cao điểm của hệ thống điện. Do lúc đó điện áp nguồn thường không
đạt theo yêu cầu thiết kế của nhà chế tạo dẫn dến dòng điện tiêu thụ tăng
cao hiệu suất sử dụng thấp tạo ra thời gian cấp nhiệt đến nhiệt độ
đặt lâu gây lãng phí tiền điện phải trả. Để khắc phục vấn đề này chúng ta có
thể đặt thiết bị tự động điều khiển để cấp điện cho bình nóng lạnh trước
giờ cao điểm ở từng khu vực dân cư hoặc theo mùa trong năm .